Logistics là gì?
Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm (hơi “ngộ nghĩnh”) theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật thương mại nói rằng:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Phân loại logistics
Hiểu một cách đơn giản nhất logistics chính là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, trên thế giới, có hai cách phổ biến dùng để phân loại logistics, đó là theo hình thức hoạt động và theo quá trình.
Phân loại theo hình thức hoạt động
Theo tiêu chí này, logistics được chia thành 5 loại:
- Logistics bên thứ nhất (1PL – First party logistics): chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, theo đó chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải, kho bãi, nhân công,… để quản lý và vận hành hoạt động logistics. Hình thức này thường làm giảm hiệu quả kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp vì họ sẽ không có đủ kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn để quản lý và vận hành hệ thống.
- Logistics bên thứ hai (2PL – Second party logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai sẽ cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đơn lẻ trong dây chuyền logistics như vận tải, lưu kho bãi, thanh toán, mua bảo hiểm,… Trong hình thức này, 2PL chưa tích hợp các hoạt động đơn lẻ thành chuỗi cung ứng đồng nhất
- Logistics bên thứ ba (3PL – Third party logistics): người cung cấp dịch vụ sẽ thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận. 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.
- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth party logistics): người cung cấp dịch vụ là người tích hợp (integrator), gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất kho học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL hướng đến quản lý cả quá trình logistics.
- Logistics bên thứ năm (5PL – Fith party logistics): được nói tới trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ logistics cung cấp dịch vụ trên cơ sở nền tảng là thương mại điện tử.
Phân loại theo quy trình
Theo tiêu chí, logistics bao gồm 3 loại :
- Logistics đầu vào (inbound logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
- Logistics đầu ra (outbound logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian, và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược (reverse logistics): là các dịch vụ được cung ứng đảm bảo quá trình thu hồi phế phẩm, phế liệu,… các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.”
Xu hướng phát triển logistics tại Việt Nam
Hiên nay với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử thì tầm ảnh hưởng của ngành Logistic ngày càng quan trọng, Trong tương lai tiềm năng của ngành logistic là không phải bàn cãi, sau đây là những hướng phát triển của ngành logistic trong tương lai:
- Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến,… vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả.
- Phương pháp quản lý Logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp Logistics đẩy (Push) theo truyền thống.
- Thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến. Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nếu như trước đây, nhiều doanh nghiệp lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây, để tối ưu hóa và tăng sức cạnh tranh cho bản thân, việc đi thuê ngoài các dịch vụ Logistics ngày càng trở nên phổ biến.
Các yếu tố cơ bản của hệ thống Logistics
Hệ thống logistics của một quốc gia được cấu thành bởi 4 yếu tố: Cơ sở hạ tầng, khung pháp lý và thể chế, người cung cấp dịch vụ, và người sử dụng dịch vụ logistics. Khung logistics đã được chuẩn hóa này là một công cụ rất quan trọng để xác định năng lực tổng thể của hệ thống logistics một quốc gia, nó cho thấy 4 cấu phần liên quan tới logistics được liên kết và tác động với nhau như thế nào để (được thể hiện trong sơ đồ sau)
Cơ sở hạ tầng
Thực tiễn phát triển hoạt động logistics ở các nước trên thế giới cho thấy, hệ thống này chỉ có thể phát triển trên nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc. Sự sẵn có và chất lượng của cơ sở hạ tầng chính là một trong các cấu phần chính quyết định môi trường logistics và giao thông của mỗi quốc gia. Vì vậy, có thể nói cơ sở hạ tầng chính là nền tảng, là trái tim, mạch máu của hoạt động logistics. Cơ sở hạ tầng tốt giúp cho hàng hóa và dịch vụ được vận chuyển tới mọi nơi nhanh và hiệu quả nhất. Cơ sở hạ tầng bao gồm: Kho phần loại, hệ thống giao thông, băng tải vận chuyển ngành logistic, đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới công nghệ thông tin.