Cơ cấu căng băng tải có nhiệm vụ chính giúp dây belt băng tải giữ được lực căng trong quá trình hoạt động. Bộ phận này làm cho dây belt băng tải chạy không bị dính chặt vào tang và không bị mòn dây băng tải. Giúp cho quá trình hoạt động được trong thời gian dài mà vẫn giữ được sự ổn định.
Thông thường, khi lựa chọn băng tải công nghiệp, mọi thường chỉ quan tâm tới chất liệu, vật liệu, kích thước có đáp ứng các yêu cầu vận chuyển, sản xuất sản phẩm hay không, có dễ dàng sử dụng cũng như bảo hành, bảo trì hay không? Tuy nhiên, có một bộ phận vô cùng quan trọng, giúp duy trì sự ổn định trong khi vận hành mà không phải ai cũng biết đến, đó chính là: “cơ cấu căng băng tải”. Vậy, bộ phận này, hoạt động như thế nào, chức năng chính của chúng trong toàn bộ hệ thống băng tải là gì? Có những cơ cấu căng băng nào đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay? Hãy cùng Băng tải Hà Anh tìm hiểu qua bài viết này nhé
Những vấn đề thường gặp khi băng tải không có cơ cấu căng
- Lệch đường tâm băng chạy.dẫn đến dây belt không thể chạy hoặc bị hư hỏng
- Quá lực căng dẫn tới nhanh mòn hỏng dây belt băng tải .
- Quá lực căng làm tăng trong tải lên trục dẫn tới nhanh hư hỏng vòng bi.
- Không đủ lực căng dẫn đến dây belt bị trùng, trượt băng làm cho sản phẩm vận chuyển không ổn định
- Gây nhầm lẫn đối với các nhân viên bảo trì về phương pháp căng băng.
- Khó tiếp cận và điều chỉnh.
Các vấn đề liệt kê ở trên có thể dẫn tới dừng chạy băng tải, buộc máy móc và dây chuyền sản xuất dừng hoạt động không mong muốn. Điều nay cho thấy việc căng băng tải là hết sức cần thiết và quan trọng.
Bộ phận căng băng tải thường được thiết kế như thế nào?
Thông thường, bộ phận căng băng tải sẽ được thiết kế có độ căng ở mức trung bình vì:
- Nếu căng quá thiết bị băng tải bị bào mòn nhanh chóng hơn và làm tăng cao năng lượng tiêu hao trong sản xuất
- Băng tải quá trùng ( quá yếu) thì sẽ dẫn tới việc hoạt động của băng tải không được điều hòa tốt, xảy ra hiện tượng: tấm băng bị võng, làm cho nó chạm vào các chi tiết khác của băng tải và ảnh hưởng xấu tới quá trình sản xuất.
Các thiết kế cơ cấu căng băng tải ngắn dùng phổ biến trên thị trường hiện nay
Căng băng kiểu thanh ren
Đây là cơ cấu căng băng đơn giản và phổ biến nhất. Khi siết đai ốc ở 2 đầu khung băng tải, thanh ren đẩy gối đỡ tịnh tiến, tạo thêm lực căng băng. Cả 2 phía phải được căn chỉnh tịnh tiến đều. Ở thiết kế này căng băng và lái băng (chỉnh đường tâm băng chạy) được thực hiện đồng thời.
Ưu điểm:
- Đơn giản nhất.
- Giá thành hạ: Các chi tiết có số lượng ít, đơn giản, dễ kiếm.
- Quen thuộc, dễ sử dụng: Đây là phương pháp căng băng thông dụng nhất.
- Nhiều mẫu mã: Phù hợp với nhiệu loại băng tải
Nhược điểm:
- Căn chỉnh thủ công: Không căng đồng thời cả 2 bên.
- Kinh nghiệm căng băng: Căng băng dạng này yêu cầu người thợ phải có kinh nghiệm trong việc căng chỉnh băng mới giúp cho máy hoạt động ổn định
- Khó tiếp cận bảo trì: Thanh ren thường nằm ở cuối băng. Cuối băng lại nối tiếp đầu băng tải hay thiết bị khác. Bởi vậy, để căn chỉnh, phải tháo khung băng khỏi vị trí, căn chỉnh rồi lắp lại. Việc này tăng đáng kể thời gian bảo trì.
- Tăng chiều dài tổng băng: Thiết kế này tăng đáng kể chiều dài tổng của tuyến băng, khiến việc lắp đặt băng tải trong những không gian hẹp khó khăn hơn.
- Đòi hỏi tái căn chỉnh thường xuyên: Cơ cấu không tự động bù lượng giãn của băng tải cao su do mòn và tải nặng sau 1 thời gian. Nếu băng tải bị trượt, thanh ren cần phải siết lại.
Căng băng thanh răng bánh răng
Bánh răng dài bằng khung băng, ăn khớp đồng thời cả 2 thanh răng. Chỉ cần quay bánh răng từ một phía sẽ đẩy tịnh tiến cả 2 gối đỡ đều và song song, tạo thêm lực căng băng. Bởi các gối đỡ tịnh tiến đồng thời, cần phải có thêm cơ cấu lái băng độc lập – kiểu thanh ren hoặc cam.
Ưu điểm:
- Căng băng không ảnh hưởng lái băng: Hai cơ cấu này hoạt động độc lập với nhau. Việc này rút ngắn được khá nhiều thời gian bảo trì.
- Dễ tiếp cận căn chỉnh bảo trì: thao tác được từ 1 phía, nếu bị vướng thì chuyển sang phía đối diện. Thường thì vị trí điều chỉnh đứng thoáng hơn vị trí cuối băng.
- Ít rủi ro siết quá căng: Bánh răng được gia công với cỡ thích hợp, dễ dàng điều chỉnh lực căng của băng tải.
Nhược điểm:
- Căn chỉnh thủ công Không căng đồng thời cả 2 bên.
- Khung đòi hỏi chính xác hơn. đòi hỏi chế tạo phải chính xác.
- Đòi hỏi tái căn chỉnh định kỳ: Cơ cấu không tự động bù lượng giãn băng tải do mòn và tải nặng sau 1 thời gian. Nếu băng tải bị trượt, phải điều chỉnh lại lực căng.
Căng băng xoay tang
1 đầu băng có thể xoay được. Khi ở vị trí khóa trên, băng chùng. Khi ở vị trí khóa dưới, băng căng. Qua thời gian, băng giãn và cần căng lại bằng cơ cấu thanh ren. Thanh ren còn được dùng để điều chỉnh tâm băng.
Ưu điểm:
- Tiếp cận nhanh để làm sạch: cơ cấu này dùng nhiều trong ngành thực phẩm – cần làm sạch bên trong lòng băng nhanh mà không cần dụng cụ.
- Căng băng không ảnh hưởng tới lái băng: 2 thao tác này độc lập với nhau. Cơ cấu xoay tang từ 1 điểm tới vị trí cần thiết – đảm bảo đường tâm băng được căn chỉnh đúng trước đó không bị ảnh hưởng.
Nhược điểm:
- Căn chỉnh thủ công Không căng đồng thời cả 2 bên.
- Khung băng tải đòi hỏi chế tạo phải chính xác.
- Không bù giãn tự động: Cơ cấu không tự động bù lượng giãn băng tải do mòn và tải nặng sau 1 thời gian. Nếu băng tải bị trượt, phải điều chỉnh lại lực căng.
Căng băng thủy lực hay lò xo
Thiết kế này được sử dụng ở các băng tải dài và tải nặng. Người ta gắn thêm 1 cụm tối thiểu 3 con lăn phía đường băng hồi. Chỉnh lực căng bằng xy lanh thủy lực hay lò xo gắn vào con lăn dưới cùng. Xy lanh kéo con lăn dưới xuống thì tăng lực căng. Chỉnh tâm băng thường bằng cơ cấu trục ren tại 1 trong 2 vị trí con lăn trên của cụm.
Ưu điểm:
- Căng băng, bù giãn tự động: Xy lanh thủy lực hay thiết bị căng lò xo giữ lực căng ổn định trên băng tải. Điều này đặc biệt cần thiết ở các băng dài hay tải nặng. Không cần căn chỉnh căng băng cho tới khi cơ cấu hết hành trình
Nhược điểm:
- Đắt tiền: Việc thêm cụm 3 con lăn khiến giá thành của băng tải tăng đáng kể.
- Thời gian thay băng tải dài hơn: Khi băng tải cao su (được lồng qua cụm 3 con lăn) cần thay, phải tháo 2 con lăn phía trên. Độ phức tạp của thiết kế cơ cấu tỷ lệ thuận với thời gian thay thế băng tải mòn hỏng. Để bảo trì nhanh hơn, cần dùng cơ cấu tháo lắp nhanh cho 2 con lăn trên.
- Bề mặt băng dễ bám bẩn: Với cụm 3 con lăn, 2 con lăn trên tiếp xúc với mặt băng dưới và bám dính liệu. Trong 1 số ứng dụng đây không phải là vấn đề nhưng cần tránh gặp phải trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Trên đây là những thông tin về cơ cấu căng băng tải nói chung, cơ cấu căng băng tải ngắn nói riêng để các bạn tham khảo và có thể hiểu hơn về các loại cơ cấu, từ đó, lựa chọn được phương án phù hợp nhất đối với quá trình sản xuất của mình.
Để mua được những sản phẩm Băng tải công nghiệp chất lượng quý khách liên hệ qua: Hotline: 0899.338.555 – 0985.962.451. Băng tải Hà Anh sẽ hỗ trợ khách hàng 24/7 cùng với các ưu đãi khác như:
– Quý khách hàng sẽ được tư vấn và thiết kế băng tải 3D theo yêu cầu của khách hàng hoàn toàn Miễn Phí, được chuyên viên kỹ thuật tư vấn thiết kế, lên phương án kỹ thuật, cung cấp bản vẽ thiết kế, đồng thời cùng phương án giá để doanh nghiệp lựa chọn với chất lượng hàng hóa tốt nhất
– Hiện tại sản phẩm của chúng tôi đã có mặt và được sử dụng rất nhiều tại các nhà máy sản xuất công nghiệp, trên khắp các khu công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
– Uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm của chúng tôi đang mang lại rất nhiếu lợi ích cho khách hàng và đã được đông đảo khách hàng trên thị trường biết đên, tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
– Quý khách có bất cứ nhu cầu hay thắc mắc về hệ thống dây chuyền băng tải hãy liên hệ ngay với chúng tôi đẻ được tư vấn sử dụng và các giải pháp hiệu quả cho nhu cầu của mình.