Chi Phí Sản Xuất Chung Là Gì? Giải Pháp Cắt Giảm Chi Phí Sản Xuất Chung

Trong bất kỳ ngành sản xuất nào, chi phí sản xuất chung đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá thành và đánh giá hiệu quả hoạt động. Đây là yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp duy trì sản xuất ổn định, đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ chi phí sản xuất chung, các thành phần, và cách quản lý hiệu quả.

Chi phí sản xuất chung là gì?

Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, công trường,… trong đó không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Như vậy, đây là khoản chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung một cách chính xác sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính xác giá thành sản phẩm, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả.

Chi Phí Sản Xuất Chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 87 của Thông tư trên, chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán theo 2 loại là chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. Cụ thể:

  • Chi phí sản xuất chung cố định: Là những khoản chi phí không bị thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng, chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất.
  • Chi phí sản xuất chung biến đổi: Là những khoản chi phí thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.

Dưới đây là một số khoản chi phí sản xuất chung thường gặp trong doanh nghiệp:

  • Chi phí nguyên vật liệu và vật liệu phụ gián tiếp: bao gồm chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo quản, sử dụng các loại nguyên vật liệu, vật liệu phụ phục vụ cho quá trình sản xuất, không bao gồm nguyên vật liệu trực tiếp.
  • Chi phí nhân công gián tiếp: bao gồm chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, bảo hiểm,… của nhân viên phục vụ cho quá trình sản xuất, không bao gồm nhân công trực tiếp.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí thuê ngoài các dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh chung như chi phí điện, nước, điện thoại, internet, chi phí thuê kho bãi,…
  • Chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất: bao gồm chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, bảo hiểm,… của nhân viên quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất.

Chi phí sản xuất chung bao gồm

Cách tính chi phí sản xuất chung

Công thức tính chi phí sản xuất chung là tổng hợp của 6 tài khoản cấp 2 của TK 627, bao gồm TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6277 và TK 6278.

Chi phí sản xuất chung = Chi phí nhân viên xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí dụng cụ sản xuất + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác

Các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ được ghi nhận vào bên Nợ tài khoản 627. Số tiền chi phí sản xuất chung thực tế đã phát sinh và được thanh toán trong kỳ được ghi nhận vào bên Có tài khoản 627.

Đối với các khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được, cuối kỳ sẽ được kết chuyển sang bên Nợ tài khoản 154.

Ví dụ một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 627

Vào cuối kỳ kinh doanh, công ty điện tử A có tổng số phát sinh Nợ của tài khoản 627 là 75.000.000 VNĐ, trong đó:

  • Chi phí SXC cố định là 21.000.000 VNĐ và chi phí SXC biến đổi là 54.000.000 VNĐ
  • Công suất máy móc thiết bị trong điều kiện bình thường là 3000 sản phẩm.

Nếu số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ là 2500 sản phẩm. Hãy xác định chi phí sản xuất chung kết chuyển để tính giá thành? Lập bút toán định khoản?

Hướng dẫn:

Do công suất máy móc thiết bị trong điều kiện bình thường là 3000 sản phẩm nên xảy ra 2 trường hợp như sau:

  • TH1: Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ > hoặc = 3000, thì chi phí sản xuất chung cố định và biến đổi được tính hết vào giá thành sản phẩm.
  • TH2: Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ < 3000, thì chi phí SXC biến đổi tính vào giá thành sản phẩm, chi phí SXC cố định được phân bổ theo hiệu suất máy móc thiết bị trong điều kiện bình thường vào giá thành sản phẩm và giá vốn hàng bán (chi phí trong kỳ)

Cụ thể, nếu số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ là 2500 sản phẩm (thấp hơn công suất bình thường) thì cách tính chi phí sản xuất chung được xác định như sau:

  • Chi phí SXC biến đổi = 54.000.000 VNĐ
  • Chi phí SXC cố định tính vào giá thành = 21.000.000 x (2500/3000) = 17.500.000 VNĐ
  • Chi phí SXC cố định tính vào chi phí trong kỳ = 21.000.000 x (1- 2500/3000) = 3.500.000 VNĐ

Từ đó, kế toán tiến hành hạch toán và lập bút toán định khoản:

  • Nợ TK 154: (54.000.000 + 17.500.000) = 71.500.000 VNĐ
  • Nợ TK 632: 3.500.000 VNĐ
  • Có TK 627: 75.000.000 VNĐ

Cách tính chi phí sản xuất chung

Giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất chung, tăng lợi nhuận kinh doanh hiệu quả

Như vậy, chi phí SXC là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó việc cắt giảm chi phí này là một trong những giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp thu lại lợi nhuận cao hơn. Một số cách giảm chi phí sản xuất chung mà doanh nghiệp nên áp dụng như:

  • Tăng cường quản lý chi phí bằng việc xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ, khoa học nhằm theo dõi, phân tích và kiểm soát chi phí sản xuất chung một cách hiệu quả.
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu, thời gian và nhân công. Ví dụ như sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, cải thiện hệ thống chiếu sáng, quản lý sử dụng năng lượng,…
  • Đầu tư đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động góp phần nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí nhân công.
  • Cân nhắc việc tự sản xuất các sản phẩm, dịch vụ cần thiết, thay vì mua ngoài đồng thời luôn sẵn sàng tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp tốt hơn.
  • Tăng cường quản lý kho bãi, tránh để tồn kho quá nhiều và thực hiện bảo trì, sửa chữa thiết bị, máy móc thường xuyên để giảm thiểu chi phí sửa chữa đột xuất.
  • Ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, kinh doanh giúp tự động hóa quy trình, nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận doanh nghiệp. Việc hiểu rõ bản chất, cách tính toán, và giải pháp tối ưu chi phí sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tăng hiệu quả sản xuất mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ để tạo ra hiệu quả lớn cho doanh nghiệp của bạn.

Băng Tải Hà Anh là một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế và sản xuất các loại băng tải với chất lượng hàng đầu và giá cả hợp lý nhất trên thị trường Việt Nam. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Băng Tải Hà Anh hotline: 0899.338.555 – 0985.962.451.

Chúng tôi cam kết luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ mọi yêu cầu của quý khách hàng !

0/5 (0 Reviews)