Hiện nay việc bảo vệ, bảo quản và trình bày thực phẩm là rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Chính vì thế công nghệ sản xuất thực phẩm cần có quy trình đóng gói thực phẩm trong gói yêu cầu đạt chất lượng cao. Nó sẽ bao gồm hàng loạt các công đoạn. Có thể kể đến như chuẩn bị thực phẩm đóng gói, đóng gói sản phẩm, niêm phong, kiểm tra chất lượng đóng gói,…
Tầm quan trọng và ý nghĩa của quy trình đóng gói thực phẩm
Đóng gói sản phẩm là một điều tất yếu nếu doanh nghiệp muốn đem hàng hóa của mình tới thị trường. Chúng đóng một vai trò bảo vệ thực phẩm khỏi những tác động từ môi trường. Những yếu tố như vi khuẩn, ánh sáng, độ ẩm,… sẽ có thể làm hư hại hay biến chất sản phẩm.
Ngoài việc bảo vệ thì bao bì cũng giúp chuẩn hóa khối lượng của sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng mua được sản phẩm với khối lượng mong muốn. Bên cạnh đó, một sản phẩm khi được đóng gói bao bì cũng sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp, truyền tải thông điệp dễ dàng tới khách hàng. Đây cũng là một phương thức marketing hiệu quả thông qua hình ảnh. Nó giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp.
Bởi những lý do trên, chúng ta cần phải chú trọng tới một quy trình đóng gói thực phẩm sao cho đạt tiêu chuẩn và an toàn.
Tác hại của việc đóng gói không đúng quy cách và quy định
- Sản phẩm thực phẩm không bảo quản được trong thời gian lâu dài
- Sản phẩm biến đổi chất lượng, gây tác hại khi khách hàng sử dụng
- Đóng gói sản phẩm sai cách sẽ khó đưa sản phẩm vào các thị trường có quy định nghiêm ngặt
- Đóng gói không đúng cách sẽ gây khó chịu khi khách hàng sử dụng sản phẩm
- Sản phẩm hư hại trong quá trình vận chuyển
- Sản phẩm thẩm mỹ kém, khó cạnh tranh trên thị trường
Chuẩn bị cho quy trình đóng gói thực phẩm
Phân loại các thực phẩm cần đóng gói
Các sản phẩm đóng gói hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như:
Đóng gói thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống được rất nhiều người sử dụng và ưa chuộng bởi nó giữ được sự tươi ngon tự nhiên.
Các sản phẩm tươi sống là những loại sản phẩm vừa qua sơ chế biến, hay qua bảo quản đặc biệt là chưa bị hư hỏng. Ngoài ra dòng thực phẩm chưa qua những quá trình xử lý chế biến như hun khói, muối chua, đóng hộp, lên men,…
Đối với rau củ quả thì khi chúng mới vừa thu hoạch, xử lý đúng với tiêu chuẩn “sau thu hoạch” thì là tươi sống. Những sản phẩm này sẽ cần đảm bảo không bị dập nát, hư hỏng hay héo úa.
Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là tên gọi để chỉ những loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và phòng chống một số bệnh tật. Nhưng chúng không phải là thuốc và cũng không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh.
Thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh là một cách bảo quản phổ biến hiện nay. Phương pháp này giúp làm chậm lại quá trình thực phẩm bị phân hủy. Ức chế được sự phát triển của các vi khuẩn làm hư hỏng.
Phương pháp đóng băng hay đông lạnh là việc sử dụng công nghệ cấp đông bằng nhiệt độ cực thấp của thể nito lỏng -196 độ C.
Thực phẩm đã qua chế biến
Thực phẩm đã qua chế biến là thực phẩm đã chịu ảnh hưởng từ một hoặc nhiều quá trình chế biến như hun khói. Có thể kể đến như đóng hộp, đông lạnh, làm khô hay chịu tác động từ nhiệt như áp chảo, chiên, nướng, xào,…
Màu sắc cũng như hương vị của loại thực phẩm này vô cùng đa dạng. Cũng bởi nguyên do trên mà hàm lượng dinh dưỡng cũng sẽ bị thay đổi ít nhiều. Thực phẩm đã qua chế biến cần phải có một quy trình xử lý cũng như bảo quản đúng cách. Điều này sẽ giúp bảo quản an toàn và chất lượng đối với người dùng.
Thực phẩm cắm trại
Thực phẩm cắm trại là để chỉ về những thành phần được sử dụng chuẩn bị phù hợp cho kế hoạch cắm trại hoặc du lịch bụi. Chúng sẽ thường được đông khô để làm mất nước giúp dễ bảo quản và di chuyển.
Bên cạnh đó, người ta cũng sẽ sử dụng cả biện pháp mất nước để làm nhỏ gọn, dễ mang đi. Tuy nhiên khi so với biện pháp làm đông khô thì biện pháp này làm cho thực phẩm có cảm giác nặng hơn.
Thực phẩm ăn kiêng
Loại thực phẩm này được sử dụng cho quá trình ăn kiêng, giảm cân. Mục đích chủ yếu là giúp kiểm soát lượng calo và chất béo dung nạp vào cơ thể.
Như chúng ta biết thì ưu điểm nổi bật của một sản phẩm ăn kiêng nằm ở việc tìm ra một loại thực phẩm mang chỉ số năng lượng thấp được chấp nhận thay thế cho những sản phẩm chỉ số năng lượng cao.
Các loại ngũ cốc hay hạt là lựa chọn thích hợp cho những người ăn kiêng. Chúng thường được thêm vào trong chế độ giảm cân bởi chúng có chứa nhiều chất xơ, dinh dưỡng nhưng lại ít hoặc gần như không có tinh bột.
Thực phẩm quân đội
Là loại thực phẩm đã được sơ chế và qua chế biến để có thể bảo quản lâu dài với trọng lượng nhẹ, nhỏ, gọn, thích hợp trong hành quân, dã ngoại, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, dễ sử dụng, cung cấp đủ năng lượng theo yêu cầu và phù hợp với tập quán ăn truyền thống.
Chọn lựa vật liệu đóng gói phù hợp
Chọn thùng carton phù hợp
Hầu hết hàng hóa sẽ đều được đóng gói ở trong thùng carton. Bạn nên lựa chọn chất liệu thùng carton có động cứng và bền cao để trong quá trình vận chuyển hàng hóa tránh bị sắp xếp chồng chất lên nhau.
Lựa chọn túi khí chống sốc đảm bảo tiêu chuẩn
Túi khí dùng để chèn hàng với mục đích lấp đầy các chỗ trống ở bên trong thùng hàng, cố định hàng hóa. Đảm bảo rằng trong quá trình vận chuyển thì hàng hóa sẽ không bị xê dịch, va đập.
Chọn băng dính chuyên dụng
Băng dính là một vật liệu không thể thiếu ở trong quá trình đóng gói hàng hóa. Hàng hóa nếu như được cho vào trong thùng, hộp thì nên chọn lựa băng dính phù hợp. Nên chọn lựa băng dính phù hợp, khổ của băng dính không quá to để tránh bị lãng phí. Không nên quá nhỏ sẽ không đảm bảo được độ chắc chắn cũng như tốn thời gian sử dụng.
Chọn màng chít (màng PE) có độ bền tốt
Xốp PE foam được sản xuất phù hợp với từng loại hàng hóa điện tử, điện lạnh. Giúp định hình, bảo vệ chống va đập các loại hàng hóa điện tử, điện lạnh chống va đập.
Quy trình đóng gói thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị nơi làm việc
Chuẩn bị nơi làm việc trước khi thực hiện đóng gói là một bước quan trọng để đảm bảo an toàn và chất lượng trong quá trình đóng gói.
Đảm bảo nơi làm việc được sạch sẽ, vệ sinh và tiệt trùng trước khi tiến hành đóng gói thực phẩm. Điều này bao gồm là cả bề mặt làm việc, công cụ và thiết bị.
Bước 2: Kiểm tra lại vật liệu đóng gói trước khi sử dụng
Xem xét tổng quan vật liệu đóng gói để đảm bảo rằng không có bất kỳ hư hỏng hay biến dạng nào cũng như dấu hiệu khác. Những điều này có thể gây ảnh hưởng tới tính chất bảo vệ và an toàn của nó.
Bước 3: Chuẩn bị thực phẩm cần đóng gói
Dựa trên tính chất của thực phẩm thì chúng ta cần chọn vật liệu đóng gói phù hợp. Kiểm tra sản phẩm, thực phẩm để đảm bảo chúng được đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng. Làm sạch và chuẩn bị sản phẩm trước khi đi vào đóng gói.
Bước 4: Đặt thực phẩm vào bao bì hoặc hộp đóng gói
Sau khi đã kiểm tra vật liệu đóng gói và chuẩn bị thực phẩm cần đóng gói thì chúng ta sẽ thực hiện đặt thực phẩm vào trong bao bì hoặc hộp đóng gói. Bổ sung thêm màng chít hoặc xốp PE để lấp đầy các khoảng trống. Giúp cố định sản phẩm trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, tránh va đập.
Bước 5: Đóng gói thực phẩm bằng máy móc hoặc thủ công
Đặt sản phẩm vào trong vật liệu đóng gói và đảm bảo đóng gói chặt chẽ, an toàn. Có thể sử dụng thiết bị đóng gói như máy đóng gói, máy hàn nhiệt hoặc các thiết bị đóng gói khác.
Bước 6: Niêm phong, dán tem và gắn nhãn sản phẩm
Giai đoạn này với từng sản phẩm sẽ được niêm phong khác nhau. Đối với túi thực phẩm thì sẽ hàn miệng túi. Các bao bì ở dạng hũ, chai thì là quá trình đóng nắp hoặc viền mí lon. Đối với một vài sản phẩm khác thì sẽ được hút chân không hoặc thổi khí Ni tơ trước khi niêm phong bao bì.
Dán nhãn và indate, số lô lên trên bao bì sản phẩm. Đây là quá trình in hoặc dán các thông tin liên quan tới sản phẩm ở trên bao bì.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng đóng gói và an toàn thực phẩm
Đối với vật liệu đóng gói được sử dụng ở trong ngành thực phẩm thì hãy đảm bảo rằng chúng tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Không gây độc hại hoặc tác động xấu tới chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Bước 8: Đóng gói thực phẩm đã kiểm tra vào bao bì cuối cùng
Ở bước này, các gói thực phẩm đã qua kiểm tra sẽ được sắp xếp vào bao bì cuối cùng. Nếu như sản phẩm yêu cầu bảo vệ thì hãy sử dụng các vật liệu bảo vệ như hộp bọc xốp, túi chống sốc, màng bọc để bảo vệ sản phẩm khỏi va đập.
Đảm bảo rằng bao bì cuối cùng sẽ được đóng gói chặt chẽ để ngăn chặn bất kỳ rò rỉ hoặc mất mát nào.
Bước 9: Lưu trữ và vận chuyển sản phẩm đã đóng gói
Lưu trữ và vận chuyển sản phẩm đã được đóng gói là bước quan trọng để đảm bảo được tính an toàn cũng như chất lượng của sản phẩm. Cần lựa chọn phương thức lưu trữ và vận chuyển thích hợp để đảm bảo sản phẩm được nguyên vẹn, không ảnh hưởng tới chất lượng.
Bảo quản và vệ sinh quy trình đóng gói thực phẩm
Đối với những sản phẩm, thực phẩm được đóng gói bằng những nguyên liệu dễ vỡ và hư hại trong quá trình vận chuyển thì ta cần cố định và giảm thiểu lực tác động. Điều này tránh gây hư hại tới sản phẩm. Chúng ta sẽ có thể sử dụng khuôn cố định sản phẩm để giảm thiểu xê dịch trong khi vận chuyển. Như vậy thì sản phẩm sẽ đảm bảo được tính an toàn và hoàn thiện.
Một số lưu ý mà bạn không nên bỏ qua trong quy trình đóng gói sản phẩm:
- Không gây độc hại và phản ứng với thực phẩm được bảo quản
- Đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn, sạch sẽ
- Giữ được đặc tính của sản phẩm như độ ẩm, chất dầu
- Giữ khí và ngăn cản sản phẩm bị gây mùi
- Bảo vệ trạng thái toàn vẹn cho sản phẩm
- Có đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm trên bao bì
Kiểm tra chất lượng và tuân thủ quy trình đóng gói thực phẩm
Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra bao bì, nhãn mác và ngoại quan sản phẩm để đảm bảo rằng không có bất kỳ sự tổn thất hoặc thiếu sót nào. Đảm bảo bao bì đóng gói không bị rách, móp, bong tróc hay có dấu hiệu bất thường khác.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng cách kiểm tra hình thái, mùi hương, vị trí hoặc các tiêu chí chất lượng khác. Sử dụng những phương pháp phân tích hoặc thiết bị để đo lường, đánh giá chất lượng và tuân thủ quy chuẩn.
Tuân thủ quy trình đóng gói
Đối với mỗi quy trình đóng gói, bạn cần xác nhận rằng tất cả các bước đã được thực hiện đúng theo quy trình đề ra. Kiểm tra từng bước ở trong quy trình. Điều này đảm bảo rằng không có bất kỳ bước nào bị bỏ sót hoặc sai sót.
Quy định về dán nhãn sản phẩm tại Việt Nam
Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định nội dung trên nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu, cách ghi xuất xứ, định lượng, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa.
- Những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa
Nghị định 43/2017 quy định nhãn hàng hóa phải thể hiện những nội dung sau:
- Tên hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Những nội dung khác tùy vào tính chất loại hàng hóa.
Điển hình như nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô.
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi trên nhãn hàng hóa
Theo quy định tại Nghị định số 43/CP, ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất thì được phép ghi hạn sử dụng là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất, nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì được phép ghi ngày sản xuất là khoảng thời gian trước sử dụng.
Đối với hàng hóa được san, chiết, đóng gói thì theo quy định tại Nghị định 43 năm 2017 phải thể hiện ngày san, chiết, đóng gói và hạn sử dụng được tính từ ngày sản xuất.
- Những thông tin bắt buộc thể hiện đối với hàng hóa dạng rời hoặc hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản
Những hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời ví dụ như phụ gia thực phẩm, hóa chất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng theo quy định của Nghị định số 43/NĐ-CP năm 2017 phải được công khai những thông tin sau:
- Tên hàng hóa;
- Hạn sử dụng;
- Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Hướng dẫn sử dụng;
Cảnh báo an toàn (nếu có).
- Xuất xứ và thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa
Nghị định 43 quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi xuất xứ hàng hóa (nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa) theo quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc Hiệp định mà Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 43/2017, thông số kỹ thuật và thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật (nếu có).
Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi thông số kỹ thuật. Hàng thuốc dùng cho người, vắc xin phải ghi chỉ định, cách dùng, chống chỉ định, số đăng ký lưu hành, dạng bào chế, quy cách đóng gói,…
Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa và các thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 và bãi bỏ Nghị định 89/2006 về nhãn hàng hóa.
Tải tài liệu quy định tại đây: ND của chính phủ về sản xuất dán nhãn thực phẩm
Các thông tin liên quan tới đóng gói thực phẩm theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ
Trong trường hợp khách hàng quan tâm tới các quy trình đóng gói bao bì thực phẩm của các nước khác trên thế giới thì chúng tôi có tổng hợp bài viết cũng như các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Chúng tôi nghĩ rằng, trong những thời gian tới từ năm 2023, các quy chuẩn đóng gói và sản xuất sẽ cần phải nâng cấp và thay đổi để phù hợp với thế giới ngoài kia. Bằng việc đóng gói sản xuất thực phẩm đạt chuẩn của các nước hàng đầu thế giới sẽ giúp sản phẩm bao bì thực phẩm của bạn dễ dàng cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
Lựa chọn máy đóng gói thực phẩm tại Băng tải Hà Anh
Máy đóng gói thực phẩm là một thiết bị cần thiết trong quy trình đóng gói thực phẩm. Giúp rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng đóng gói.
Trên đây là những thông tin liên quan về quá trình đóng gói thực phẩm. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn!
Liên hệ mua hàng :
- Hotline : 0899338555 – 0985962451.
- Tư vấn kỹ thuật: 0974901816
- Địa chỉ : Km9+700 Đường Đại Lộ Thăng Long , An Khánh , Hoài Đức , Hà Nội.
- Email : haanhtech.ltd@gmail.com.
- Website : haanhtech.com