Bản vẽ cơ khí hay bản vẽ kỹ thuật chính là ngôn ngữ để các kỹ sư thiết kế mô tả cách vận hành của máy móc, chi tiết, hình dáng, vật liệu, kích thước, đặc tính kỹ thuật của các chi tiết và vật thể.
Chính vì vậy, nắm bắt được cách đọc bản vẽ cơ khí là rất quan trọng. Nó là việc bắt buộc phải biết với những kỹ sư và thợ cơ khí phải biết cách đọc bản vẽ cơ khí để quá trình gia công, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng các chi tiết và máy móc cơ khí được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả
Phân loại các bản vẽ kĩ thuật
Bản vẽ kỹ thuật dùng trong ngành chế tạo cơ khí gọi là bản vẽ cơ khí. Bản vẽ cơ khí thường dùng các loại sau :
- Bản vẽ sơ bộ, bản vẽ dùng làm cơ sở để chọn giải pháp cuối cùng và để thảo luận giữa các bên liên quan.
- Bản vẽ phác, bản vẽ thường được vẽ tự do bằng tay và không cần vẽ theo tỷ lệ.
- Bản vẽ gốc, bản vẽ cung cấp những thông tin hiện được chấp thuận và trên có ghi các soát xét lần cuối.
- Bản vẽ chi tiết, bản vẽ mô tả chi tiết máy và bao gồm tất cả các thông tin cần thiết xác định chi tiết máy đó.
- Bản vẽ đường bao, bản vẽ trình bày đường bao bên ngoài, các kích thước khuôn khổ của một bộ phận, được dùng để bao gói, vân chuyển và lắp đặt.
- Bản vẽ bảng, bản vẽ trình bày các bộ phận có hình dạng giống nhau nhưng có đặc trưng khác nhau.
- Bản vẽ lắp, bản vẽ trình bày vị trí tương quan và hình dạng một nhóm sản phẩm và các thông tin cần thiết để lắp chúng vào cấu trúc chung.
Xem thêm: Băng tải co rút nâng hạ
Những yêu cầu cần thiết để biết cách đọc được bản vẽ cơ khí
Muốn đọc được một bản vẽ cơ khí, mọi người cần có đầy đủ những kiến thức liên quan tới hình học, họa hình và vẽ kỹ thuật. Ngoài ra, nắm được những nguyên lý, đặc điểm của các chi tiết máy cơ khí hoặc có kinh nghiệm thực tế tại các xưởng cơ khí thì chắc chắn rằng việc học hiểu, phân tích hình dạng, chi tiết trong bản vẽ sẽ đơn giản hơn.
Nội dung của bản vẽ cơ khí
Bản vẽ lắp bao gồm các nội dung sau:
Hình biểu diễn
- Các hình biểu diễn của bản vẽ lắp thể hiện đầy đủ hình dạng và kết cấu của bộ phận lắp, vị trí tương đối, quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết và nguyên lý làm việc của bộ phận lắp.
Kích thước
- Các kích thước ghi trên bản vẽ lắp là những kích thước cần thiết cho việc lắp ráp và kiểm tra, nó bao gồm;
Kích thước qui cách
- Thể hiện đặc tính cơ bản của bộ phận lắp.
Ví dụ : kích thước từ 0 – 70 của bản vẽ Ê Tô dùng cho máy công cụ
Kích thước khuôn khổ
- Là kích thước ba chiều của bộ phận lắp xác định độ lớn của bản vẽ lắp.
Kích thước lắp ráp
- Là kích thước thể hiện quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết trong bộ phận lắp, bao gồm kích thước của các bề mặt tiếp xúc, các kích thước xác định vị trí tương đối giữa các chi tiết của bộ phận lắp. Kích thước lắp ráp thường kèm theo kí hiệu dung sai và lắp ghép hay các sai lệch giới hạn.
Kích thước lắp đặt
- Là kích thước thể hiện mối quan hệ lắp đặt giữa bộ phận lắp này với bộ phận lắp khác , bao gồm kích thước của đế, bệ , các mặt bích…
Kích thước giới hạn
- Là kích thước thể hiện phạm vi hoạt động của phận lắp. Ngoài ra còn có một số kích thước quan trọng của các chi tiết được xác định trong quá trình thiết kế.
Yêu cầu kĩ thuật
- Bao gồm những chỉ dẫn về đặc tính lắp ghép, phương pháp lắp ghép, những thông số cơ bản thể hiện cấu tạo và cách làm việc của bộ phận lắp, điều kiện nghiệm thu và qui tắc sử dụng…
Bảng kê
- Bảng kê là tài liệu quan trọng của bộ phận lắp kèm theo bảnn vẽ lắp để bổ sung cho các hình biểu diễn. Bảng kê bao gồm:kí hiệu, tên gọi của chi tiết, số lượng và vật liệu của chi tiết, những chỉ dẫn khác của chi tiết như mô đun, số răng của bánh răng, số hiệu tiêu chuẩn và kích thước cơ bản của các chi tiết tiêu chuẩn.
Khung tên
Bao gồm tên gọi của các bộ phận lắp, kí hiệu bản vẽ , tỉ lệ, họ và tên và các chức năng của người có trách nhiệm đối với bản vẽ.
Hướng dẫn trình tự đọc bản vẽ cơ khí
Đọc khung tên
Để biết tên gọi chi tiết, tỷ lệ bản vẽ, vật liệu chế tạo, số lượng, khối lượng và những người chịu trách nhiệm về bản vẽ…
Đọc hình biểu diễn
Biết được tên các hình biểu diễn chi tiết như: hình chiếu, hình cắt, mặt cắt,…, biết được vết mặt phẳng cắt của các hình cắt, mặt cắt. Biết được từng hình biểu diễn trên bản vẽ thể hiện những phần nào của chi tiết. Từ đó ta có thể tưởng tượng được hình dáng kết cấu của chi tiết.
Đọc kích thước
- Biết được độ lớn của chi tiết thông qua các kích thước về chiều dài, chiều rộng, chiều cao,…
- Biết được chuẩn kích thước để ta có thể suy ra phương pháp gia công chi tiết khi cần thiết.
- Biết được các dấu hiệu chỉ hình dáng của một số bề mặt của chi tiết như “cầu”…
- Biết được các kích thước sẽ lắp ghép với các chi tiết khác…
Ví dụ bản vẽ băng tải nghiêng chữ Z có thể hiện kích thước bao: Cao dài rộng và các kích thước lắp ráp tại vị trí quan trọng.
Đọc yêu cầu kỹ thuật
- Đọc các sai lệch kích thước.
- Đọc sai lệch hình dạng và vị trí bề mặt, hiểu các dạng sai lệch và trị số sai lệch.
- Đọc độ nhám bề mặt: Đọc độ nhám của từng bề mặt: cấp độ nhám, chiều dài độ nhám…
- Đọc và hiểu các yêu cầu kỹ thuật khác như: mép vát, góc đúc, lớp phủ, độ cứng và những yêu cầu khác ghi trong bản vẽ.
Những bề mặt còn lại của chi tiết không ghi độ nhám thì có chung độ nhám ghi ở góc trên bên phải bản vẽ. Sau khi đọc bản vẽ người đọc phải hiểu rõ các nội dung sau:
- Hiểu rõ tên gọi, công dụng, vật liệu chế tạo chi tiết, tỷ lệ, khối lượng, số lượng, vật liệu có tính chất như thế nào?
- Hình dung toàn bộ cấu tạo bên trong và bên ngoài chi tiết.
- Biết cách đo các kích thước khi gia công và kiểm tra chi tiết.
- Phát hiện sai sót và những điều chưa rõ trên bản vẽ
Xem thêm: Hệ thống băng tải trong công nghiệp – Cấu tạo, phân loại và ứng dụng
Down load Tập bản vẽ chi tiết máy