Thủ Tục Nhập Khẩu Băng Tải: Các Bước Cần Biết

Băng tải (hay là băng chuyền) là một thiệt bị vận chuyển tự động được sử dụng để di chuyển các vật liệu từ một vị trí đến vị trí khác trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và các ứng dụng khác. Băng tải được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau về Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Mỹ, Đức. Mặc dù được nhập khẩu từ nhiều quốc gia về Việt Nam, nhưng quy trình làm thủ tục băng Tải là giống nhau. Vậy thủ tục Nhập khẩu băng tải công nghiệp, mã hs conveyor belt, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách thủ tục nhập khẩu băng tải, linh kiện băng tải sẽ như thế nào cùng Băng tải Hà Anh tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Nhập khẩu băng tải chất lượng cao
Nhập khẩu băng tải chất lượng cao

Tiêu chí nhập khẩu băng tải

  • Tiêu chí kỹ thuật: Tải trọng, Kích thước,Chất liệu, Độ bền và ổn định

  • Tiêu chí kinh tế: Giá thành, Hiệu suất, Chi phí bảo trì

  • Tiêu chí an toàn: Đảm bảo chất lượng hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm hay ảnh hưởng đến sinh thái xung quanh.

Chính sách nhập khẩu Băng tải

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu Băng tải công nghiệp được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo những văn bản trên, băng tải không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi tiến hành thủ tục nhập khẩu băng tải, cần lưu ý các điểm sau:
  • Băng tải đã qua sử dụng muốn Nhập khẩu phải đáp ứng hai điều kiện cơ bản: Tuổi thiết bị không quá 10 năm và nhập khẩu phục vụ mục đích sản xuất.
  • Không cần thực hiện kiểm tra chất lượng khi nhâp khẩu băng tải;
  • Trong quá trình nhập khẩu, băng tải cần phải được dán nhãn hàng hóa theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP;
  • Xác định đúng mã HS để định rõ thuế và tránh bị phạt.
Đóng thùng xuất nhập khẩu băng tải
Đóng thùng xuất nhập khẩu băng tải

Thuế nhập khẩu của băng chuyền, băng tải 

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 5%
  • Thuế nhập khẩu có chứng nhận xuất xứ Form E D AJ VJ AK VK: 0%
  • Thuế giá trị gia tăng: 10%

   Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu băng tải công nghiệp. Thuế nhập khẩu băng tải mới và cũ phụ thuộc vào mã hs đã chọn ở trên. Mỗi mã hs thì có một mức thuế suất cụ thể. Quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu dưới đây:

Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

   Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

   Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế suất GTGT.

   Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

   Theo công thức có thể thấy thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu phụ thuộc vào mã hs máy may công nghiệp đã được chọn ở trên. Thuế suất nhập khẩu trên đây là thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thì lô hàng phải có chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O). Nếu quý vị chưa xác định được thuế nhập khẩu của máy may công nghiệp. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

Hồ sơ cần chuẩn bị để khai báo hải quan mặt hàng băng chuyền

  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
  • Hợp đồng mua bán (Sales contract)
  • Vận Đơn (Bill of lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)
  • Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm (Catalogue)

Lưu ý hàng hóa phải đảm bảo có đầy đủ thông tin nhà sản xuất, xuất xứ của hàng hóa, model, …

Hồ sơ thủ tục nhập khẩu băng tải
Hồ sơ thủ tục nhập khẩu băng tải

Mã HS của băng chuyền, băng tải 

Thông tin các loại băng tải

  • 4010 – Băng tải hoặc đai tải hoặc băng chuyền (dây curoa) hoặc đai truyền, bằng cao su lưu hóa.
  • 40101100 – Chỉ được gia cố bằng kim loại
  • 40101200 – Chỉ được gia cố bằng vật liệu dệt
  • 40101900 – Loại khác
  • 40103100 – Băng tải liên tục có mặt cắt hình thang (băng chữ V), có gân hình chữ V, với chu vi ngoài trên 60 cm nhưng không quá 180 cm
  • 40103200 – Băng tải liên tục có mặt cắt hình thang (băng chữ V), trừ băng truyền có gân hình chữ V, với chu vi ngoài trên 60 cm nhưng không quá 180 cm
  • 40103300 – Băng tải liên tục có mặt cắt hình thang (băng chữ V), có gân hình chữ V, với chu vi ngoài trên 180 cm nhưng không quá 240 cm
  • 40103400 – Băng tải liên tục có mặt cắt hình thang (băng chữ V), trừ băng truyền có gân hình chữ V, với chu vi ngoài trên 180 cm nhưng không quá 240 cm
  • 40103500 – Băng tải đồng bộ liên tục, có chu vi ngoài trên 60 cm nhưng không quá 150 cm
  • 40103600 – Băng tải đồng bộ liên tục, có chu vi ngoài trên 150 cm nhưng không quá 198 cm
  • 40103900 – Loại khác

Những lưu ý khi nhập khẩu băng tải

Trong quá trình nhập khẩu băng tải cần lưu ý những điều sau:

  • Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ phải hoàn thành với nhà nước;
  • Thuế GTGT của băng chuyền là 8%;
  • Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín, lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp;
  • Khi nhập khẩu băng tải thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
  • Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt;
  • Băng tải đã qua sử dụng muốn nhập khẩu thì tuổi thiết bị không quá 10 năm.

Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn gửi tới Quý vị cùng tham khảo. Nếu Quý vị thấy bổ ích thì có thể chia sẻ đến bạn bè cùng tham khảo. Có điểm nào chưa phù hợp mong Quý vị phản hồi tới chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.

Băng tải nhập khẩu
Băng tải nhập khẩu

Các bước nhập khẩu băng chuyền, băng tải

  • Bước 1: Liên hệ người bán hàng và theo dõi quá trình đóng gói hàng hóa.
  • Bước 2: Kiểm tra chứng tứ nhập khẩu bao gồm Invoice, Packing list, Contract
  • Bước 3: Lấy booking từ đại lý hãng tàu. Booking thể hiện rõ nơi đi, nơi đến, tên hàng, số khối, trọng lượng
  • Bước 4: Nhận thông báo hàng đến và debit note của hãng tàu và thanh toán để lấy Lệnh giao hàng.
  • Bước 5: Truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm ECUS và đăng ký kiểm tra chất lượng.
  • Bước 6: Nộp các hồ sơ khai báo hải quan cho hải quan nếu tờ khai rơi vào luồng vàng, đỏ, nếu là luồng đỏ, chúng ta phải nộp hồ sơ kiểm hóa, và kiểm hóa hàng cùng với hải quan.

Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu băng tải, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin mà Quý vị đang tìm kiếm.

Hiện nay với khả năng gia công chế tạo, thiết kế các dòng băng tải được sản xuất trong nước cũng không thua kém gì các thiết bị nhập khẩu. Để tham khảo, tư vấn báo giá các loại băng tải, mẫu mã,yêu cầu như băng tải nhập khẩu hãy liên hệ với Băng tải Hà Anh để được tư vấn và cung cấp các giải pháp tối ưu nhất.

0/5 (0 Reviews)

Tags: ,