Dây Chuyền Sản Xuất Tự Động

Mô tả chung

Dây chuyền sản xuất tự động (Production Automation Line) gồm nhiều loại máy móc, robot được. Dây chuyền giúp hoàn thành một hay một nhóm công việc theo trình tự đã được thiết lập sẵn. Chúng được kiểm soát và vận hành bởi con người. Được sử dụng trong gia công cơ khí, dây chuyền lắp ráp ô tô, lắp ráp xe máy tự động cũng như các ứng dụng kiểm tra, QC

Cấu tạo của dây chuyền sản xuất tự động

Dây chuyền sản xuất tự động
Dây chuyền sản xuất tự động
  • Máy móc và thiết bị: Dây chuyền trang bị các dòng máy tự động hoặc bán tự động có khả năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình sản xuất. Các máy móc này được cài đặt chương trình điều khiển để thực hiện các công việc nhất định mà không cần sự can thiệp của con người.
  • Hệ thống điều khiển: Dây chuyền sản xuất tự động được điều khiển bằng các hệ thống phần mềm và cảm biến giúp đảm bảo các thiết bị làm việc đồng bộ và giám sát hoạt động của chúng.
  • Băng tải và hệ thống vận chuyển: Các băng tải và hệ thống vận chuyển chuyển sản phẩm từ máy này sang máy khác trong quá trình sản xuất.
  • Hệ thống kiểm soát chất lượng: Các hệ thống kiểm soát chất lượng trong dây chuyền sản xuất tự động giám sát các thông số kỹ thuật và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.
  • Robot và tự động hóa: Các robot và hệ thống tự động hóa thực hiện các nhiệm vụ cụ thể một cách chính xác và nhanh chóng. Chúng thường được sử dụng để thực hiện các công việc mà con người khó có thể thực hiện hoặc mà yêu cầu tính lặp đi lặp lại cao.

Phân loại tự động hóa

Tự động hóa cố định (Fixed automation)

    Đây là hệ thống tự động hóa trong đó, trình tự xử lý/lắp ráp được cố định bởi cấu hình các thiết bị tự động. Hoạt động của dây chuyền tự động sản xuất thường tương đối đơn giản, nhưng khi kết hợp nhiều hoạt động vào thiết bị sẽ làm hệ thống trở nên phức tạp.

Đặc điểm của tự động hóa cố định:

  • Đầu tư ban đầu cao.
  • Tỷ lệ sản xuất và năng suất cao.
  • Kém linh hoạt trong thay đổi sản phẩm.

Hình thức này chủ yếu phù hợp với mô hình sản xuất hàng loạt một sản phẩm với số lượng lớn và cực lớn.

  • Hàn và gắn bộ khung: Dây chuyền sản xuất tự động trong lĩnh vực này có thể thực hiện quá trình hàn và gắn các thành phần của bộ khung xe hơi bằng các máy hàn và robot hàn.
  • Lắp ráp động cơ và hộp số: Các bộ phận động cơ và hộp số được lắp ráp một cách tự động trên dây chuyền với sự hỗ trợ của robot và thiết bị tự động.
  • Lắp ráp nội thất và bảng điều khiển: Dây chuyền tự động có thể lắp ráp các bộ phận nội thất và bảng điều khiển vào vị trí chính xác và đáng tin cậy.
  • Kiểm tra và kiểm soát chất lượng: Trong quá trình lắp ráp, dây chuyền sản xuất tự động thực hiện các bước kiểm tra và kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng xe hơi đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.
  • Sơn và hoàn thiện: Sau khi lắp ráp các bộ phận, xe hơi có thể được di chuyển đến các hệ thống sơn và hoàn thiện tự động để tạo ra bề mặt bóng đẹp và chất lượng cao.
Dây chuyền sản xuất tự động
Dây chuyền sản xuất tự động

Tự động hóa lập trình (Programmable automation)

Đây là hình thức sản xuất tự động mà trong đó các thiết bị tự động phục vụ sản xuất được thiết kế có khả năng thay đổi trình tự hoạt động. Điều này giúp đáp ứng sự phù hợp với đa dạng cấu hình sản phẩm khác nhau.

Trình tự hoạt động của dây chuyền được điều khiển bởi một chương trình. Đó là một tập hợp các hướng dẫn được mã hóa để hệ thống có thể đọc, phân tích và chấp hành chúng. Và các nhà cung cấp giải pháp tự động hóa sẽ lập trinnfh trước máy móc theo nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Đặc điểm của tự động hóa lập trình:

  • Mức đầu tư cao vào thiết bị đa năng.
  • Hiệu suất sản xuất thấp hơn tự động hóa cố định.
  • Dễ đang đối phó với thay đổi cấu hình sản phẩm.

Loại hình tự động hóa này thích hợp nhất cho dây chuyền sản xuất hàng hóa, số lượng sản phẩm thấp hoặc trung bình.

  • Chiết rót và đóng chai tự động: Dây chuyền sản xuất tự động thực hiện quá trình chiết rót các loại thức uống vào chai và đóng nắp tự động một cách chính xác và nhanh chóng.
  • Gắn nhãn và đóng gói tự động: Sau khi thức uống đã được chiết rót vào chai, dây chuyền cũng có thể tiến hành gắn nhãn tự động và đóng gói thành các bao bì hoặc thùng carton.
  • Tự động kiểm tra và kiểm soát chất lượng: Dây chuyền sản xuất tự động thực hiện các bước kiểm tra và kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.
  • Tự động loại bỏ sản phẩm lỗi: Nếu có bất kỳ sản phẩm loại bỏ hoặc lỗi nào, dây chuyền tự động có thể xử lý và loại bỏ chúng ra khỏi quy trình sản xuất.
Dây chuyền sản xuất tự động
Dây chuyền đóng gói tự động

Tự động hóa linh hoạt (Flexible automation)

Tự động hóa linh hoạt là một phần mở rộng của tự động hóa lập trình. Hệ thống tự động hóa linh hoạt có khả năng sản xuất nhiều loại chi tiết hay sản phẩm mà không mất nhiều thời gian cho việc lập trình lại hệ thống và thay đổi thiết lập vật lý (dụng cụ, đồ gá, cài đặt máy,…). Nhờ vậy, hệ thống có thể tạo ra các kế hoạch sản xuất kết hợp thay vì yêu cầu chúng được sản xuất theo lô riêng biệt.

Đặc điểm của tự động hóa linh hoạt:

  • Mức đầu tư cao cho hệ thống thiết kế tùy chỉnh linh hoạt.
  • Sản xuất liên tục nhiều dạng sản phẩm mà không bị gián đoạn.
  • Hiệu suất sản xuất tầm trung.

So với tự động hóa lập trình, tự động hóa linh hoạt cho phép hệ thống sản xuất tự động liên tục không gián đoạn, không có thời gian chết giữa các lô. Và đây cũng là một loại hình tự động được áp dụng cho mô hình sản xuất liên tục các loại sản phẩm khác nhau với số lượng trung bình.

  • Gia công nguyên liệu: Dây chuyền sản xuất tự động thực hiện các công đoạn gia công nguyên liệu như xử lý gỗ, bột giấy. Sau đó, quy trình sản xuất giấy được thực hiện tự động với các máy móc chuyên dụng.
  • Tạo hình bao bì: Dây chuyền tự động có thể thực hiện các công đoạn tạo hình và cắt các sản phẩm bao bì từ giấy đã sản xuất. Điều này bao gồm các bước như cắt, gấp, dán và hàn bao bì.
  • In và gắn nhãn: Các sản phẩm bao bì có thể được in và gắn nhãn tự động trên dây chuyền để tạo ra các sản phẩm bao bì hoàn chỉnh.
  • Đóng gói và đóng thùng: Sau khi các sản phẩm bao bì được tạo hình và in ấn, chúng có thể được đóng gói tự động vào các thùng hoặc bịch để chuẩn bị gửi đi.
  • Kiểm tra và kiểm soát chất lượng: Dây chuyền sản xuất tự động cũng bao gồm các bước kiểm tra và kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng sản phẩm bao bì được sản xuất ra đều đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định ban đầu.
Dây chuyền sản xuất tự động
Dây chuyền sản xuất trong ngành nhựa

Lợi ích của việc ứng dụng dây chuyền tự động trong các nhà máy

Lợi ích đó bao gồm:

  1. Tiết kiệm nhân công. Năng suất lao động có thể tăng 300-400% khi được vận hành tự động so với dùng nhân công.
  2. Tận dụng tối đa thời gian. Với máy móc tự động và robot, cycle time luôn là ngắn nhất. Hệ thống tự động hóa có thể vận hành 24/7 và rất ít xảy ra sự cố.
  3. Tiết kiệm chi phí vật liệu, cải thiện chất lượng sản phẩm và đảm bảo độ chính xác. Các thông số trong quá trình sản xuất trên dây chuyền, máy móc tự động đều được kiểm soát và gần như luôn được đưa về dải giá trị mong muốn của nên quá trình sản xuất, lắp ráp luôn đạt được chất lượng sản phẩm đồng đều với độ chính xác cao.
  4. Với 3 lợi ích trên, các giải pháp tự động cho dây chuyền mang lại sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhờ chi phí sản xuất thấp, sản lượng lớn, chất lượng tốt nên giá thành sản phẩm sẽ tốt hơn so với phương thức sản xuất truyền thống.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn, thiết kế, chế tạo và lắp đặt dây chuyền tự động và các giải pháp tự động hóa vui lòng tham khảo các dự án tiêu biểu của chúng tôi dưới đây và liên hệ để được hỗ trợ.

Ứng dụng của dây chuyền sản xuất tự động

Mỗi công đoạn sản xuất sẽ có những ứng dụng thiết bị tự động khác nhau như dây chuyền sản xuất, đóng gói, lắp ráp, kiểm tra,…. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:

  • Dây chuyền sản xuất tự động (sản xuất bánh kẹo, chi tiết máy, linh kiện điện tử, điện thoại…)
  • Dây chuyền lắp ráp tự động (lắp ráp máy in, lắp ráp điện thoại, lắp ráp ô tô, xe máy…)
  • Dây chuyền đóng gói tự động (đóng gói sản phẩm, đóng gói thùng carton,…)
  • Dây chuyền kiểm tra tự động (kiểm tra chất lượng sản phẩm, QC,…)
  • Dây chuyền lắp ráp tự động trong sản xuất xe, các thiết bị/linh kiện điện tử.
  • Dây chuyền gia công kim loại, sơn hàn.
  • Dây chuyền chiết rót tự động trong sản xuất các loại đồ uống, thực phẩm lỏng, dược – mỹ phẩm.
  • Dây chuyền đóng gói tự động sản phẩm.

Hiện nay thì các thiết bị sản xuất tự động hóa cũng đang được các dịch vụ tư vấn công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế, công ty thiết kế và thi công phòng sạch áp dụng khá phổ biến trong các phòng sạch nhằm nâng cao năng suất, độ chính xác và an toàn cho sản phẩm. Khi thiết kế và thi công phòng sạch sản xuất cần phải tìm hiểu thiết bị máy móc cụ thể theo dự án/lĩnh vực nhằm giúp các doanh nghiệp có hệ thống dây chuyền sản xuất tự động chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.