Quy trình sản xuất băng tải công nghiệp

   Hiện nay việc sử dụng các loại băng tải công nghiệp đã không còn quá xa lạ với nhà máy, đơn vị sản xuất. Băng tải được tin dùng  trong hầu hết các lĩnh vực giúp giảm chi phí vận hành, tối ưu hóa thời gian, tiết kiệm sức lao động, nâng cao hiệu suất làm việc. Vậy bạn có biết một băng tải công đạt tiêu chuẩn sẽ trải qua quy trình sản xuất như nào không?

   Các ứng dụng của băng tải công nghiệp có thể bao gồm trong công nghiệp sản xuất, đóng gói, vận chuyển hàng hóa,thực phẩm, lắp lắp ráp linh kiện điện tử và nhiều ngành công nghiệp khác. Băng tải sẽ thích hợp vận chuyển sản phẩm ở môi trường có nhiệt độ cao, khắc nghiệt. Băng tải được sử dụng nhiều trong công nghiệp và sản xuất từ vận chuyển, bốc xếp hàng hóa trong nhà xưởng. Ứng dụng trong ngành kho cảng, truyền tải sản phẩm trong dây chuyền sản xuất, vận chuyển nguyên liệu trong trong khai thác mỏ, khoáng sản.

Quy trình sản xuất băng tải

Nghiên cứu sản phẩm

Những yếu tố này bạn cũng cần biết để chọn loại băng tải phù hợp. Nó sẽ giúp đảm bảo hiệu quả vận chuyển và độ bền sản phẩm.

  1. Phân xưởng hoặc nơi bạn sử dụng có không gian rộng hay hẹp, mặt bằng có bằng phẳng hay không?
  2. Yếu tố môi trường ra sao, nắng nóng hay ẩm ướt .v.v. ?
  3. Khi băng tải hoạt động có bị cản trở không?
  4. Vị trí bố trí băng tải có cần vận chuyển lên cao không? khoảng cao là bao nhiêu?
  5. Không gian lắp đặt băng tải: trong nhà hay ngoài trời, có đặc thù về nhiệt độ, độ ẩm, hóa chất?.
  6. Độ ồn, mức độ tiêu thụ điện năng của băng tải như thế nào?

Theo kinh nghiệm, bạn nên cung cấp ít nhất những yếu tố như bên trên, nhà cung cấp sẽ tư vấn cho bạn loại băng tải phù hợp nhất.

Thiết kế băng tải

Tính toán thiết kế hệ thống băng tải là công việc gồm nhiều bước khác nhau đòi hỏi người kỹ sư phải nắm rõ được từng bước và quy trình thiết kế băng tải cụ thể như sau:

 ✅ Bước 1: Phân tích sản phẩm cần vận chuyển, tốc độ, trọng tải, môi trường vật liệu để lựa chọn loại băng phù hợp .v.v.

 ✅ Bước 2: Tính toán kích thước băng tải: Dựa theo năng suất tính toán và năng suất yêu cầu mà định chiều rộng băng nhằm khi vận chuyển vật liệu không bị rơi ra ngoài.

 ✅ Bước 3: Tính toán chiều dài băng tải: Phụ thuộc vào không gian nhà xưởng và khoảng cách vận chuyển mong muốn.

 ✅ Bước 4: Tính lực vận tốc băng được xác định sao cho vật liệu không bị thổi bụi hoặc bắn ra hai bên khi máy làm việc.

 ✅ Bước 5: Tính toán các tang dẫn động, tang bị động: Dựa theo loại băng đã chọn xác định đường kính tang sao cho đảm bảo băng được bền lâu và kết cấu nhỏ gọn nhất.

 ✅ Bước 6: Tính toán, thiết kế bộ phận đỡ là con lăn hoặc tấm đỡ tùy thuộc vào chiều dài băng yêu cầu để xác định.

 ✅ Bước 7: Tính toán máng cấp liệu và việc định lượng cấp liệu: Máng cấp liệu được tính sao cho băng làm việc liên tục với lượng nguyên liệu vận chuyển ổn định. Việc điều chỉnh được tiến hành bằng tấm chắn điều chỉnh ở của ra của máng cấp liệu.

 ✅ Bước 8: Tính toán động cơ, tính toán bộ truyền xích, tính toán bền, tính then, tính chọn ổ lăn dựa trên lý thuyết truyền động cơ khí, sức bền vật liệu.

Quy trình thiết kế băng tải
Quy trình thiết kế băng tải

Chấn gấp sản phẩm

  • Tính toán như cầu tải trọng cho máy
  • Lựa chọn thương hiệu uy tín
  • Chú đến các chi tiết chính của máy ( khung máy, cữ sau, bộ điều khiển, chức năng bù, cơ cấu kẹp cho dao chấn, bệ chấn, các thiết bị an toàn,…)
  • Chế độ bảo hành của đơn bị cung cấp
Chấn gấp khung băng tải
Chấn gấp khung băng tải

Sơn băng tải

Bước 1: :Lựa chọn sơn

  • Lựa chọn loại sơn cho phù hợp với điều kiện làm việc của máy móc, thiết bị như:
    1. Máy móc làm việc trong môi trường dầu nhớt.
    2. Độ ẩm, bức xạ nhiệt.
    3. Nhiệt độ thân nhiệt máy móc thiết bị.
    4. Công dụng của thiết bị.
  • Khi lựa chọn sơn cho phù hợp, nhằm đảm bảo độ bền, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người
  • Các tiêu chí như sau:
    1. Hãng sản xuất sơn (nhà máy sản xuất sơn).
    2. Loại sơn: Sơn dầu, Sơn một thành phần hay sơn 2 thành phần, sơn epoxy, …
    3. Giá sơn.
    4. Nhân công: báo giá sơn máy móc thiết bị, báo giá sơn dây chuyền sản xuất từ nhà thầu.

Bước 2: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn

Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt kim loại trước

Việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn nhằm mang lại các yêu cầu sau:

  1. Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí) Sản phẩm sạch rỉ sét.
  2. Sản phẩm không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn.
  3. Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại.

Lưu Ý: Bạn đọc thêm bài viết: “7 Phương pháp làm sạch bề mặt” trong website nhé!

Bước 3: Chuẩn bị công cụ sơn

  • Việc lựa chọn các dụng cụ để sơn khá quan trọng, quyết định đến:
  1. Tốc độ sơn.
  2. Độ bám dính màng sơn cũng như tính thẩm mỹ.
  3. Tuổi thọ lớp sơn.
  • Các dụng cụ sử dụng phổ biến hiện nay là:
  1. Chổi quét sơn.
  2. Rulo cọ lăn.
  3. Súng phun sơn.

Bước 4: Cách pha sơn kim loại

  • Khá quan trọng, phải tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất sơn
  • Khi tỷ lệ pha sơn không đúng sẽ phá vỡ cấu trúc sơn, khả năng bám dính kém, có khi không khô

Bước 5: Sơn lót bề mặt máy móc thiết bị

  • Lớp sơn lót này sẽ làm tăng tuổi thọ của sơn
  • Làm giảm quá trình máy móc thiết bị bị rỉ sét một cách nhanh chóng

Bước 6: Sơn phủ màu bề mặt máy móc thiết bị lần thứ 1

  • Sau khi lớp sơn lót khô (theo thời gian quy định của nhà sản xuất và theo tỉ lệ pha keo)
  • Tiếp đến là sơn một lớp sơn màu tạo độ thẩm mỹ

Bước 7: Sơn phủ màu bề mặt máy móc thiết bị lần thứ 2

  • Bạn có thể phun thêm lớp sơn thứ 2 cho máy móc thiết bị của mình
  • Nếu sơn chất lượng tốt thường chỉ cần một lớp. Đặc biệt là bạn đã sơn một lớp sơn lót

Bước 8: Vệ sinh thiết bị dụng cụ sau khi sơn

  •  Làm sạch bàn chải hoặc súng phun của bạn bằng xăng dầu
  • Lớp sơn kim loại khá dày, độ bám cao, do đó bạn cần phải làm thật sạch chúng
Sơn băng tải
Sơn băng tải

Lắp ráp băng tải

  • Băng tải công nghiệp có cấu tạo đơn giản và khá dễ lắp đặt. Tuy nhiên cần nhiều kinh nghiệm cũng như một quy trình lắp ráp chính xác. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện dựa trên các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Siết chặt các bulong chân của băng tải.

  • Vị trí của 4 chân băng tải đã được đánh dấu sẵn. Bạn chỉ cần di chuyển chân thiết bị đến vị trí đánh dấu và dùng cờ lê để siết chặt các ốc vít ở Bulong chân là được.
Lắp ráp băng tải
Lắp ráp băng tải

Bước 2: Lắp đặt 2 thanh ngang trợ lực cho băng tải.

  • Dùng lục lăng để tháo các Bulong ra khỏi thanh ngang.
  • Lắp lần lượt Bulong trên và Bulong dưới vào các chân của băng tải. Lưu ý, cần sử dụng thước dây để đo đạc, căn chỉnh vị trí của pat, sao cho cân bằng ở hai bên chân.
  • Đặt thanh ngang vào giữa Bulong trên và Bulong dưới. Sau đó, dùng lục lăng siết chặt các ốc vít để cố định thanh ngang.
Lắp ráp băng tải
Lắp ráp băng tải

Bước 3: Đấu nối điện cho băng tải.

  • Đấu nối tín hiệu điện cho motor.
  • Kết nối phích cắm với nguồn điện 220V. Lưu ý, phích cắm của băng tải là loại 3 chấu. Bạn có thể dùng phích cắm chuyển đổi để phù hợp với ổ điện của nhà máy.

Bước 4: Vận hành băng tải.

  • Kiểm tra lại độ chặt các bulông, ốc vít và tình trạng dầu mỡ bôi trơn của băng tải.
  • Mở nút nguồn để băng tải hoạt động.
  • Thay đổi độ nhanh, chậm của băng tải bằng cách xoay núm điều chỉnh tốc độ.
  • Điều chỉnh độ cao của băng tải nếu cần.

Hoàn thiện và kiểm tra sản phẩm

  • Kiểm tra các bulông , ốc vít về độ chặt ….
  • Kiểm tra về tình thạng dầu mỡ bôi trơn cho hộp giảm tốc, khớp nối thuỷ lực, các ổ đỡ…Đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chủng loại.
  • Kiểm tra các thiết bị an toàn chúng phải được lắp đầy đủ và hoạt động tốt.
  • Đối trọng căng băng phải được treo tự do không có gì cản trở. Đối với các băng tải ngắn không dùng đối trọng mà căng băng bằng vít me phải kiểm tra độ căng của băng đã đảm bảo chưa.
  • Trước khi cho băng tải hoạt động phải kiểm tra trên dưới mặt băng, cạnh băng xem có chướng ngại vật hoặc người đang làm việc. Nếu thấy an toàn mới cho phép khởi đông máy.
  • Kiểm tra các thiết bị an toàn chúng phải được lắp đầy đủ và hoạt động tốt.
  • Kiểm tra về hiệu lực của các thiết bị an toàn
  • Kiểm tra các điều kiện về điện:
  • Nguồn cung cấp điện đã sẵn sàng.
  • Các công tắc an toàn không bị tác động

Mua băng tải công nghiệp chất lượng ở đâu?

   Băng tải Hà Anh là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, thiết kế và lắp đặt băng tải tại Việt Nam. Chúng tôi luôn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình chế tạo & sản xuất băng tải để cho ra được những sản phẩm với nhiều ưu điểm, đạt yêu cầu cao, phù hợp với các doanh nghiệp Việt.

   Với phương châm đặt chất lượng, uy tín làm nên thương hiệu, chúng tôi luôn mong muốn mang đến những sản phẩm băng tải công nghiệp tốt nhất, có giá thành cạnh tranh trên thị trường. Băng tải Hà Anh tự hào được đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp bạn.

   Để được tư vấn thêm sản phẩm băng tải cao su hãy nhấc máy và gọi ngay đến số Hotline: 0899.338.555 – 0985.962.451, quý khách hàng sẽ được tư vấn và thiết kế băng tải 3D theo yêu cầu của khách hàng hoàn toàn Miễn Phí, được chuyên viên kỹ thuật tư vấn thiết kế, lên phương án kỹ thuật, cung cấp bản vẽ thiết kế, đồng thời cùng phương án giá để doanh nghiệp lựa chọn với chất lượng hàng hóa tốt nhất.

0/5 (0 Reviews)

Tags: ,