Dây chuyền sản xuất mì ăn liền

Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối máy móc, thiết bị sản xuất mì ăn liền. Trong đó, Công ty Băng tải Hà Anh là đơn vị uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn. Tuy nhiên, với những ai chưa hiểu rõ thì thông tin về chất lượng, khả năng làm việc và cách thức làm việc hiệu quả của hệ thống máy móc này? Để nắm rõ được thông tin về chất lượng, khả năng làm việc và cách thức hoạt động của hệ thống Dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Quy trình sản xuất mì ăn liền

  Ngày nay trong thời buổi kinh tế thị trường, khi mà con người phải chạy đua với thời gian để chuẩn bị một bữa ăn hoàn chỉnh là điều không đơn giản. Đại đa số chúng ta thường tìm cho mình một phần ăn nhanh để tiết kiệm thời gian. Mì ăn liền là một thức ăn nhanh và phổ biến mà đại đa số chúng ta thường nghĩ đến. Nền công nghiệp sản xuất mì ăn liền ngày càng phát triển không chỉ về mặt mẫu mã, đa dạng về chủng loại mà công nghệ sản xuất cũng ngày càng được cải tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về giá trị dinh dưỡng cũng như tính thuận tiện khi sử dụng và bảo quản.

Vậy mì ăn liền được sản xuất như thế nào? Các máy móc, thiết bị được sử dụng để làm ra từng phần mì đến tay người tiêu dùng ra sao? Tất cả sẽ được bật mí sau đây.

Quy trình sản xuất mì ăn liền được trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều có yêu cầu và các máy móc thiết bị khác nhau.

Hệ thộng dây chuyền sản xuất mì ăn liền
Hệ thộng dây chuyền sản xuất mì ăn liền

Công đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

Đây là quá trình hòa tan các phụ gia vào nước, tạo thành một dung dịch đồng nhất, không vón cục, không tạo màng, kéo váng.

Trước hết là chuẩn bị nguyên liệu cơ bản như muối, tinh bột, kansui, hương liệu và 1 số thành phần khác… Trộn đều với nước để tạo thành hỗn hợp bột có độ dẻo dai thích hợp. Tiếp đó, ủ bột trong điều kiện nhiệt độ thích hợp giúp cho bột trương nở theo yêu cầu và ổn định.

Công đoạn 2: Trộn bột

Trộn bột là khâu quan trọng của quá trình sản xuất. Trộn bột với nước thành một khối bột dẻo bằng hệ thống trộn tự động. Hòa tan các chất phụ gia như đường, muối,.. đồng thời phân tán chúng đều khắp trong bột nhào, làm cho khối bột nhào trở thành một khối đồng nhất.

Công đoạn 3: Cán

Bột sau khi nhào trộn được xả từ cối xuống thùng chứa sau đó di chuyển qua băng tải rồi đến hệ thống cán nhằm cán bột ra thành các lá bột.

Khi đã có được khối bột với độ dẻo dai ưng ý, chúng sẽ được di chuyển chuyển qua hệ thống con lăn để tạo ra tấm. Công đoạn này liên tục được lặp lại để tạo điều kiện cho mạng lưới Gluten phát triển. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi tạo ra sợi mì đồng thời giúp cho thành phẩm đạt tiêu chuẩn mềm mà vẫn dai đúng như mong muốn. Khoảng cách giữa hai con lăn cuối cùng của dây chuyền sẽ quyết định độ dày của sợi mì thành phẩm sau khi sản xuất.

Bước cán sợi mỳ ăn liền
Bước cán sợi mì ăn liền

Công đoạn 4: Cắt sợi, đùn bông:

Các lá bột sẽ tiếp tục được cắt để tạo hình dạng, kích thước đặc trưng cho sợi mì. Bên cạnh đó tạo bông để làm tăng giá trị cảm quan của vắt mì.

Ở công đoạn này các sợi mì sẽ được đưa vào máy hấp. Mục đích để tăng độ dai của sợi mì trong nước sôi, tăng độ bóng, làm sợi mì vàng hơn và rút ngắn thời gian chiên mì lại.

Băng tải mì chạy trong buồng hấp, ở phía trên đường ống dẫn hơi. Hơi nước từ đường ống qua các lỗ nhỏ thoát ra xuống đáy buồng hấp rồi tỏa đều khắp buồng hấp.

Mì sau khi hấp sẽ được quạt thổi có tác dụng tản nhiệt, giảm nhiệt độ của sợi mì và tránh ngưng tụ nước trên bề mặt sợi mì.

Bước cắt sợi mỳ
Bước cắt sợi mì

Công đoạn 6: Cắt định lượng:

Mục đích của công đoạn này là đảm bảo đúng khối lượng và chiều dài sợi mì đúng quy định. Mì sau khi thổi nguội theo băng tải xích lưới đến dao định hướng. Dao chuyển động tròn tạo theo hướng vuông góc với băng tải và cắt mì thành các đoạn bằng nhau và tự động rơi xuống phễu, bỏ vào khuôn chiên tạo hình dáng cho vắt mì. Tùy vào từng loại sản phẩm mà vắt mì sẽ có hình dáng vuông, tròn hoặc định dạng cho các loại mì ly, tô, khay,…

Bước định lượng
Bước định lượng

Công đoạn 9: Chiên

Băng tải khuôn mì đi vào chảo chiên. Vắt mì đi qua dầu chiên có nhiệt độ từ 150-179oC trong thời gian 125-130 giây.

Tùy thuộc vào loại dây chuyền khác nhau, khi làm khô mì người ta sẽ chọn cách sấy bằng phương pháp chiên nóng trong dầu hay không khí. Nhiệt độ để chiên dầu dao động từ 130 – 160 độ C trong thời gian khoảng 2 phút. Công đoạn này giúp làm giảm độ ẩm của mì từ 25 – 50% xuống còn khoảng từ 2.5% – 5%.

Đối với cách sấy, bánh mì sẽ được giữ trong không khí ở nhiệt độ cao lên đến 90 độ C trong khoảng từ 30 phút giúp độ ẩm của mì đạt từ 10 – 12% là được. Nhưng dù là sấy hay chiên thì chúng đều có vai trò cải thiện quá trình hồ hóa và làm vững thêm kết cấu của sợi mì sẽ tốt hơn. Trong đó, chiên nhập dầu là cách thức được sử dụng phổ biến hơn cả, chiếm khoảng 80% trên thị trường.

Mì không chiên cũng cần thời gian nấu lâu hơn so với mì chiên. Nhưng mì chiên lại có nhược điểm là thành phẩm chứa khoảng 10 – 20% thành phần là dầu, dễ bị oxy hóa và hư hỏng trong quá trình bảo quản. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã khắc phục tình trạng này bằng việc bổ sung thêm chất chống oxy hóa giúp kéo dài thời gian bảo quản

Sau quá trình chiên hoặc sấy, mì ăn liền sẽ được làm lạnh nhanh chóng và kiểm tra độ ẩm, hình dạng, màu sắc và các tiêu chuẩn chất lượng khác. Khi đạt được những yêu cầu, chúng sẽ được dây chuyền sản xuất mì ăn liền chuyển qua công đoạn đóng gói, lưu trữ kho.

Băng tải sấy, chiên mì tôm
Băng tải sấy, chiên mì tôm

Công đoạn 10: Làm nguội

Nhiệt độ vắt mì sau khi làm nguội khoảng 30-40oC.

Thời gian làm nguội từ 1.5-2h

Bước 9: Cấp gói gia vị

Vắt mì sau khi làm nguội sẽ được bổ sung các gói gia vị theo từng hương vị sản phẩm bằng hệ thống tự động.

Bước 10: Đóng gói

Sau khi cấp gói gia vị đầy đủ theo từng sản phẩm, vắt mì được đóng gói bằng bao film để tạo thành gói mì hoàn chỉnh.

Trên thị trường hiện nay có ba hình thức đóng gói phổ thông là dạng gói, dạng bát và dạng ly. Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng mà mì cũng được sản xuất với các loại hương vị khác nhau cùng một số thành phần đặc biệt khác. Bạn có thể lựa chọn mì tôm, gà, heo, bò… tùy theo khẩu vị cá nhân

Bước 11: Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Cân trọng lượng, dò dị vật và kim loại

Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, từng sản phẩm một đều được kiểm tra qua các thiết bị máy dò kim loại, máy cân trọng lượng và máy rà soát dị vật X-ray thích hợp trên băng tải đếm sản phẩm . Những gói mì không đạt chuẩn sẽ bị loại khỏi quy trình.

Bước đếm và kiểm tra mì tôm
Bước đếm và kiểm tra mì tôm

Bước 12: Đóng thùng

Thành phẩm được đóng thùng theo quy cách của từng sản phẩm, in ngày sản xuất, lưu kho và được kiểm tra chất lượng bởi phòng QA (Quality Assurance) trước khi phân phối ra thị trường.

Bước đóng gói sản phẩm
Bước đóng gói sản phẩm

Mua hệ thống dây chuyền sản xuất mì ăn liền ở đâu?

Nhu cầu mì tôm và mì ăn liền chưa bao giờ giảm vì thế các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này thường quan tâm đến hệ thống máy móc, xây dựng xưởng sản xuất chất lượng, an toàn, phù hợp. Hiểu rõ điều này, Băng tải Hà Anh chuyên nghiên cứu, phân phối máy móc, thiết bị chất lượng, mang đến cho khách hàng những giải pháp tuyệt vời nhất.

Chúng tôi cam kết máy móc, thiết bị được nghiên cứu, chế tạo bởi chính những kỹ sư của Băng tải Hà Anh mang lại chất lượng tốt nhất, vận hành êm ái, hiệu quả, đảm Đồng thời, chế độ sau bán hàng uy tín, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0899.338.555 – 0985.962.451 để được tư vấn hỗ trợ 24/7.

5/5 (1 Review)
5/5 (1 Review)

Tags: